Khí hư là gì? Cách phân biệt và nhận biết khí hư bất thường ở nữ giới.

January 28, 2019
Bệnh phụ khoa

Khí hư được coi là “gương phản chiếu” tình trạng sức khỏe và chức năng sinh sản, bắt đầu có khi chị em đến tuổi dậy thì. Khí hư bất thường cảnh báo chị em có thể gặp một số bệnh phụ khoa nguy hiểm gây vô sinh, hiếm muộn, thậm chí biến chứng ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng với tỉ lệ tử vong cao.

Khí hư là gì?

Khí hư (hay còn gọi dịch âm đạo), bắt đầu xuất hiện khi bé gái đến tuổi dậy thì và kết thúc ở tuổi mãn kinh. Khí hư đóng vai trò giữ ẩm “cô bé”, ổn định môi trường âm đạo nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập tấn công, là chất bôi trơn khi quan hệ tình dục. Đồng thời, dịch âm đạo còn có tác dụng giúp “tinh binh” dễ dàng “bơi” vào gặp trứng và tăng tỉ lệ thụ thai.

Thông thường, khí hư có màu trắng trong, hơi dai có thể kéo thành sợi, không mùi hoặc mùi hơi tanh. Mỗi người sẽ có lượng tiết dịch âm đạo khác nhau, ra nhiều hơn khi rụng trứng, trước thời kỳ hành kinh, khi mang thai hay tại thời điểm có cảm hứng tình dục. Khí hư cũng thay đổi theo độ tuổi, lượng khí hư giảm dần khi đến thời kỳ tiền kinh nguyệt, mãn kinh, từ đó dẫn đến chị em rất dễ bị khô âm đạo.

Khí hư là gì?

Dấu hiệu bệnh khí hư bất thường

- Khí hư thay đổi màu sắc: Khí hư bình thường có màu trắng trong, nếu khí hư chuyển sang màu vàng, vàng xanh, nâu hoặc có lẫn máu thì chị em nên cẩn trọng, vì đây là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội hoặc ung thư cổ tử cung.

- Khí hư có mùi hôi: Khí hư có mùi hôi tanh khó chịu như mùi trứng thối, cá tanh…

- Khí hư thay đổi đặc tính: Bình thường, khí hư hơi dẻo có thể kéo thành sợi,  nhưng khí hư bệnh lý sẽ có dạng loãng, đặc quánh, sủi bọt hoặc vón cục.

- Khí hư ra nhiều: Nếu khí hư ra nhiều kèm theo những sự thay đổi về màu sắc, đặc tính và có mùi hôi thì chị em nên cẩn trọng, điều này cảnh báo các bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe và chức năng sinh sản.

Khí hư bất thường cảnh báo bệnh gì?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên, người có hơn 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa, đang làm việc tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: “Khí hư bất thường có thể do mất cân bằng nội tiết tố, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo quá mạnh khiến “cô bé” bị tổn thương.”

Ngoài ra, bệnh khí hư bất thường cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

- Viêm âm đạo: Đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến mà ai cũng có thể gặp, từ trẻ em đến người già, “thủ phạm” chính là nấm Candida, trùng roi Trichomonas…Nếu do Trichomonas thì khí hư có dạng loãng, sủi bọt có mùi hôi; do Candida thì khí hư màu trắng đục, tạo thành mảng bám xung quanh âm đạo.

- Các bệnh tử cung: Khí hư do 1 tuyến trong cổ tử cung sản xuất, do đó, khi tử cung bị tổn thương sẽ dẫn đến khí hư bất thường. Một số bệnh ở tử cung phổ biến như viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…Khi có triệu chứng khí hư bất thường, chị em nên đi khám và điều trị kịp thời, nếu các bệnh tử cung để kéo dài có thể gây vô sinh, hiếm muộn hoặc biến chứng ung thư cổ tử cung.

- Các bệnh xã hội: Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hoặc lẫn máu, chị em cũng có thể đang gặp một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà

- Ung thư: Khí hư ra nhiều, có lẫn máu hoặc vón cục đen, thì đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư nguy hiểm tính mạng như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…Trong đó, ung thư cổ tử cung là “thủ phạm” gây chết người cao thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú.

Bác sĩ Thu Hiên cho biết thêm: “Hầu hết các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, hiếm muộn. Nếu chị em mang thai thì đứa trẻ trong bụng cũng bị chịu tác động, từ đó dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc thai nhi dị tật. Còn trường hợp mắc ung thư cổ tử cung, chị em sẽ đối mặt với “thần chết” chỉ sau ung thư vú, cứ khoảng 2 phút thì có 1 người chết vì căn bệnh này.”

Khi có các triệu chứng bệnh khí hư bất thường, chị em cần nhanh chóng đi khám, xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh bệnh nhờn thuốc, tác dụng phụ, thậm chí sốc thuốc phản vệ nguy hiểm tính mạng. Chat với bác sĩ tư vấn ở đây ngay: [ TẠI ĐÂY ]

Điều trị bệnh khí hư bất thường ở đâu?

Ngoài các bệnh viện lớn chuyên sản phụ khoa, chị em có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để khám và điều trị bệnh hiệu quả. Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động các dịch vụ khám chữa bệnh xã hội, nam-phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa chỉ 152 Xã Đàn (Q.Đống Đa, Hà Nội).

Sau khi thực hiện khám lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị theo từng diện bệnh như tây y, đông y, vật lý trị liệu hoặc đông tây y kết hợp. Bên cạnh đó, chị em cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ tăng hiệu quả điều trị thành công, nhằm bảo vệ sức khỏe và chức năng sinh sản.

Người bệnh được khám điều trị bởi đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ trình độ chuyên môn cao có hàng chục năm kinh nghiệm và nhiều năm công tác đảm nhiệm vai trò quan trọng tại các bệnh viện lớn. Phòng khám áp dụng mô hình điều trị tiên tiến nhất với “1 bệnh nhân, 1 bác sĩ, 1 phòng bệnh” sẽ giúp người bệnh được theo dõi thường xuyên, tạo tâm lý thoải mái như ở nhà, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Phòng khám niêm yết giá công khai theo quy định Bộ Y tế, đặc biệt, thường xuyên thực hiện chương trình ưu đãi miễn phí sổ khám, xét nghiệm và hỗ trợ chi phí thủ thuật. Đặc biệt, người bệnh ở tỉnh xa sẽ được hỗ trợ ăn uống và đi lại trong thời gian điều trị tại 152 Xã Đàn (Q.Đống Đa, Hà Nội).

Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn giải đáp liên hệ theo hotline: 0969 668 152 hoặc chat trực tiếp để được hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc về bệnh lý của bạn.

Chuyên gia sản phụ khoa Đào Hợp

Trường Y:

  • Bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam

Bằng cấp chuyên môn:

  • Thạc sĩ sản phụ khoa, Đại học Y Hà Nội, Việt Nam

Đào tạo nâng cao:

  • Đào tạo sau đại học (FFI) tại Pháp, 1999-2001

Kinh nghiệm  

  • Bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, 1984-2001
  • Bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, từ năm 2001

Related Posts

Liên hệ với chúng tôi

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form