Theo số liệu từ Bộ Y tế, có gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa ít nhất 1 lần trong đời, nữ giới trong độ tuổi sinh sản là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Vùng kín là vị trí quan trọng, nhưng rất dễ bị vi khuẩn, nấm, virus tấn công gây bệnh. Tình trạng vùng kín mọc mụn khá phổ biến, chủ yếu gặp ở chị em vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục bừa bãi…Vậy mụn mọc vùng kín nguyên nhân do đâu?
Mụn mọc vùng kín chủ yếu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, ngoài đến cơ sở y tế, chị em có thể áp dụng các cách trị mụn mọc vùng kín tại nhà hiệu quả. Chị em khi có triệu chứng mọc mụn vùng kín, cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Vùng kín chị em khá nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, thường có triệu chứng mọc mụn, sưng tấy vùng kín, đau khi quan hệ…
Dưới đây là một số nguyên nhân gây mọc mụn ở vùng kín:
- Viêm nang lông: Do vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần lót chật chội khiến vùng kín ẩm ướt, từ đó dẫn đến viêm nang lông, gây ra triệu chứng mọc mụn vùng kín, ngứa ngáy khó chịu, đau khi quan hệ…
- Viêm âm đạo: Khi có hiện tượng mọc mụn vùng kín, chị em nên cẩn trọng, vì đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, đó là viêm âm đạo. Triệu chứng điển hình là mọc mụn vùng kín, gây ngứa vùng kín khó chịu, khí hư bất thường, “cô bé” của mùi hôi, đau khi quan hệ, thậm chí chảy máu âm đạo.
- Mụn rộp sinh dục: Là bệnh lý do virus herpes simplex (HSV) gây ra, với triệu chứng dễ nhận biết là mọc mụn nước, vỡ mụn gây ngứa, đau xót, lở loét, chảy dịch có mùi hôi khó chịu.
- Sùi mào gà: Là căn bệnh trong nhóm bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Virus HPV có thời gian ủ bệnh 3 tuần đến 9 tháng, bắt đầu có triệu chứng: mọc mụn vùng kín dạng u nhú, mới đầu không ngứa, không đau. Sau đó, mụn sần sùi phát triển tập trung thành vùng như mào con gà, bề mặt ẩm ướt, sờ nắn, gãi ngứa gây trầy xước, chảy máu, đau xót. Sùi mào gà là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, nếu mắc phải virus HPV tuýp 16 và 18 thì nguy cơ biến chứng ung thư âm đạo cao. Xem biểu hiện bệnh sùi mào gà
Khi mọc mụn vùng kín, chị em nên đi khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ bệnh, “thủ phạm” gây bệnh là virus, vi khuẩn, nấm…thì bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị nhằm tiêu diệt triệt để, tránh tái phát bệnh.
Viêm nhiễm vùng kín do vi khuẩn, nấm, thì chị em sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt âm đạo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh gây nhờn thuốc, từ đó khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Sùi mào gà và mụn rộp sinh dục cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Khoảng 50% trường hợp sùi mào gà tái phát sau 6 tháng điều trị bằng phương pháp truyền thống.
Người bệnh sùi mào gà có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để khám và điều trị hiệu quả. Phòng khám “bảo hành trọn đời”, nếu tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị mà vẫn tái phát thì người bệnh sẽ được điều trị miễn phí lần sau.
- Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên, rửa sạch vùng kín trong thời gian hành kinh.
- Không thụt rửa âm đạo, không lạm dụng dung dịch vệ sinh để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với người bệnh, kể cả dùng bao cao su.
- Mặc quần lót thoáng mát, không mặc quần bó sát, khô cứng hay ẩm ướt.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn cay nóng, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để đánh giá tình hình sức khỏe cũng như phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
Khi mụn mọc vùng kín, chị em có thể gọi tổng đài 02437.152.152 để bác sĩ sản phụ khoa tư vấn 24/24 giờ mỗi ngày.
Oops! Something went wrong while submitting the form